piano điện tử dùng NE555
Mạch piano điện tử đơn giản dùng IC 555 – Simple Electronic Piano using 555 Timer – KD0014
Mã số: KD0014
Gianghm nhận làm mạch in (PCB) thủ công, mua linh kiện, nạp code, làm hoàn chỉnh các mạch mà mình đã chia sẻ trên website cũng như các mạch riêng theo yêu cầu của các bạn.
– Các mạch mà gianghm đã chia sẻ trên website đảm bảo mạch hoạt động 100%.
– Thông tin chi tiết các bạn vui lòng inbox cho mình bằng Zalo: 0886.311.622
– Biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình / Fanpage nhé ^^!
Bài viết này hướng dẫn các bạn làm một mạch điện đơn giản nhưng khá thú vị là mạch piano điện tử dùng IC NE555 Chúng ta đều biết rằng Âm thanh là một sóng cơ học do nó được tạo ra bởi sự di chuyển của các hạt của môi trường. Sự dịch chuyển của các hạt tương tự như sự lan truyền của sóng âm, do đó âm thanh là một sóng dọc. Sự chuyển động của các hạt trong môi trường tạo ra áp suất nén (áp suất cao) và các chất lỏng hiếm (áp suất thấp) trong môi trường, do đó, âm thanh là một áp lực.
1, IC NE555
a. Thông số
+ Điện áp đầu vào : 2 – 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555, NE7555..)
+ Dòng tiêu thụ : 6mA – 15mA
+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 – 15V
+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 – 0.06V
+ Công suất tiêu thụ (max) 600mW
b. Chức năng của 555
+ Tạo xung
+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)
+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)
…
c. Bố trí chân và sơ đồ nguyên lý
Hình dạng của 555 ở trong hình 1 và hình 2. Loại 8 chân hình tròn và loại 8 chân hình vuông. Nhưng ở thị trường Việt Nam chủ yếu là loại chân vuông.
2, Mạch nguyên lý mạch piano điện tử đơn giản
tụ C1 (0.1μF) và tất cả các điện trở trong mạch trên xác định tần số dao động của bộ khuếch đại. Tụ C2 (0.01μF) được nối với chân thứ 5 để tránh nhiễu tần số cao và tụ điện C3 (10μF) hoạt động như một tụ điện ghép nối, sẽ lọc tín hiệu DC và cho tín hiệu AC đến loa. Bạn có thể thay đổi âm thanh được tạo ra bằng cách thay đổi điện trở biến VR (10KΩ). (Trong hình mình để nhầm giá trị 50K nhé!)
Tần số ra của mạch sử dụng 555 được cho bởi, f = 1,44 / ((R8 + 2R) * C). Trong đó R8 và C là giá trị cố định, 1KΩ và 0.1μF tương ứng nhưng giá trị của R được xác định bởi công tắc được ấn như dưới đây:
SW1 –R = R1 + R2 + R3 + R4 + R5 + R6 + R7 + VR
SW2 – R = R2 + R3 + R4 + R5 + R6 + Rb7 + VR
SW3 – R = Rb1 + Rb2 + Rb3 + Rb4 + Rb5 + Rb6
SW4 – R = Rb1 + Rb2 + Rb3 + Rb4 + Rb5
SW5 – R = Rb1 + Rb2 + Rb3 + Rb4
SW6 – R = Rb1 + Rb2 + Rb3
SW7 – R = Rb1 + Rb2
3, Mạch in (PCB) và hình ảnh 3D của mạch piano điện đơn giản
4, Linh kiện trong mạch piano điện tử đơn giản
Tên linh kiện: | Số lượng: |
IC NE555 dip8 (Chân cắm) | 01 |
Đế IC 8 chân dip8 | 01 |
Biến trở tam giác 10K | 01 |
Speaker 8Ω, 0.5W (loa 8Ω, 0.5W) | 01 |
Điện trở 1K (1/4w) | 08 |
Tụ 10uF/16V | 01 |
Tụ gốm 104 | 01 |
Tụ gốm 103 | 01 |
Nút bấm 4 chân 6x6x5 | 07 |
Jack DC 5.5 cái | 01 |
5, Hình ảnh thực tế của mạch
6, Link tải mạch in: Mediafire
Thân ái!
- Trang hỗ trợ getlink: Click Here |
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé! |
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé! |
Chúc các bạn thành công! |