Tìm hiểu về tụ cắm và tụ dán (SMD)
Tụ điện có nhiều loại: tụ gốm, tụ hóa, tụ xoay, tụ tantan….. Nếu ta chia theo cách khác ta lại có tụ cắm và tụ dán.
I. Vậy tại sao lại có tụ cắm, nó khác biệt gì với tụ dán (smd)?
Ưu điểm của tụ cắm là kích thước lớn, dung lượng cũng lớn luôn, dễ thay thế, sửa chữa. Tụ hóa chân cắm thường được sử dụng làm tụ lọc nguồn vì điện dung của nó lớn vcl, giống như cái bể chứ nước vậy. Tuy nhiên, một khi tụ hóa nổ (do cắm ngược cực hoặc quá áp) thì chúng ta sẽ có một quả bom đúng nghĩa. Bạn có thể thấy nó nổ mạnh như nào qua video dưới đây:
Đa phần, tụ điện chân cắm là các dòng tụ điện công nghệ cũ, được sử dụng trong các mạch điện lowtech, các mạch công nghiệp cần độ bền cao và dễ sửa chữa (tụ điện to, giúp các bạn dễ thao tác).
II. Tức là tụ dán (smd) là công nghệ mới? Ta nên bỏ tụ cắm?
Có thể nói vậy nhưng cũng không phải vậy. Tụ dán smd được ưu tiên sử dụng trong các mạch công suất nhỏ, kích thước cũng cần nhỏ. Hiểu đơn giản, linh kiện SMD được sinh ra chỉ nhằm mục đích thu nhỏ kích thước của mạch điện. Tùy theo mục đích sử dụng, ta chọn lựa linh kiện phù hợp. Thông thường, mình thường chọn tụ hóa chân cắm để lọc nguồn, và tụ gốm smd để chống nhiễu. Dĩ nhiên, tụ dán vẫn là tụ, vẫn nổ như thường như video dưới đây:
III. Vậy, ta sử dụng tụ như nào cho thích hợp?
Để dễ dàng sử dụng, mình sẽ chia sẽ công thức sử dụng của mình. Đối với mục đích lọc nguồn cung cấp điện cho mạch mình sẽ sử dụng sơ đồ sau
Cấu hình mạch sẽ bao gồm một tụ điện C15 có điện dung càng lớn càng tốt, nhằm mục đích lưu trữ được càng nhiều điện tích càng tốt, điện tích này được lưu trữ bên trong tụ điện. Khi điện áp cung cấp cho mạch không đủ, điện tích được tích tụ sẽ được giải phóng giúp điện áp trên mạch ổn định trở lại. Nói cách khác, tụ điện có tốc động nạp và xả rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều lần so với nguồn cung cấp, khi tải tăng đột xuất điện áp sụt giảm, tụ điện sẽ bù lại lượng điện này, giúp mạch ổn định.
Tiếp đó, ta cần có thêm một tụ điện có điện dung nhỏ. Tụ điện này nhằm mục đích lọc nhiễu xuất hiện trong mạch. Giá trị của tụ điện này được tính toán dựa theo tần số của tín hiệu nhiễu. Thông thường, giá trị này được đặt mặc định là 104 tức 0.1uF.
Đối lọc nguồn đầu vào cho vi điều khiển. Ta sẽ chọn sử dụng tụ gốm vì nó có tốc độ cao, đủ nhanh đáp ứng tốc độ ăn nguồn của vi điều khiển. Thông thường giá trị tụ trong trường hợp này sẽ có giá trị dao động từ 0.1uF đến 2.2uF.
Với mỗi chân nguồn của vi điều khiển, ta nên đặt 1 tụ gốm càng gần chân nguồn của linh kiện càng tốt, để tụ điện có thể đáp ứng yêu cầu của linh kiện càng sớm càng tốt.
Như các bạn có thể thấy, tụ gốm 104 sẽ được ưu tiên để càng gần MCU càng tốt. Trong khi đó tụ hóa có thể để xa một chút.
IV. Sử dụng tụ lọc nhiễu cho nút nhấn
Nút nhấn (button) thường sử dụng tiếp điểm cơ khí (sử dụng kim loại), điều này khiến cho tín hiệu khi nhấn nút không hoàn toàn chuyển từ mức 1 về 0 (hoặc ngược lại) mà xảy ra dao động, gây ra tín hiệu bị nhiễu. Để xử lý vấn đề này, chúng ta sử dụng nhữn phương pháp lọc nhiễu (debounce ) cho nút nhấn. Trong đó, sử dụng tụ lọc nhiễu là một trong những cách thông dụng nhất. Tụ lọc nhiễu cho nút nhấn thông thường sử dụng là tụ 104, cũng cần ưu tiên đặt càng gần nút nhấn càng tốt.
Ngoài ra, tụ điện còn sử dụng để lọc, truyền tín hiệu.
Chúc các bạn học tập tốt!
Chúc các bạn học tập tốt!
Nguồn: Obit team
- Trang hỗ trợ getlink: Click Here |
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé! |
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé! |
Chúc các bạn thành công! |