Cách lắp mainboard vào Case PC / thùng máy tính
Là một bộ phận bên trong bao gồm nhiều linh kiện và các con chip, nhiều người cho rằng các cách lắp mainboard vốn thường khá khó và mất nhiều thời gian thậm chí là phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia về công nghệ. Tuy nhiên, thực tế chưa hẳn đã là như vậy. Hiện nay, với các chỉ dẫn chi tiết, các bạn hoàn toàn có thể tự lắp đặt bo mạch chủ cho chiếc máy tính của mình. Nhằm giúp bạn có những thông tin quan trọng và cần thiết nhất để sử dụng các mainboard, gianghm xin giới thiệu đến các bạn cách lắp của bộ phận này đơn giản và dễ thực hiện nhất. Hãy cùng tham khảo và áp dụng ngay trong những thông tin dưới đây nhé!
1. Tổng quan về cách lắp mainboard
Mainboard hay còn gọi là bo mạch chủ là bản mạch chính và quan trọng nhất của bất kì chiếc máy vi tính nào. Nằm trên bo mạch chủ này là rất nhiều các linh kiện điện tử và các khe cắm để người dùng có thể kết nối với các thiết bị khác trong máy vi tính. Thông thường tất cả các thiết bị này đều sẽ được kết nối với Mainboard và đồng thời hoạt động khi máy chạy.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mainboard chuẩn và nhiều đời của bo mạch chủ khác nhau. Do đó để có cách lắp mainboard tốt nhất bao giờ bạn cũng cần phải quan tâm đến các thông số tương thích của dòng sản phẩm hay thiết bị này trong một phạm vi cho phép.
2. Cách lắp mainboard chuẩn nhất, đơn giản nhất
Bằng việc thực hiện cách lắp mainboard tuần tự và đúng theo các hướng dẫn dưới đây, bạn hoàn toàn có thể lắp đặt các main này một cách dễ dàng ngay tại nhà mà không phải mất thêm bất kì một chi phí phát sinh nào khác. Cụ thể chúng bao gồm các bước:
– Kiểm tra vị trí các lỗ bắt vít có trên bo mạch chủ và vị trí gắn các chân đỡ trong thùng máy đã ổn định và sẵn sàng nhất để tiến hành cách lắp mainboardchưa. Nếu chưa có các chân này thì việc đầu tiên mà bạn phải thực hiện đó là bắt các chân này vào thùng máy bằng cách so sánh các lỗ trên Mainboard có kích thước và vị trí với các chân đỡ trên thùng máy. Các vít này cùng với các chân đỡ luôn phải kèm theo thùng máy, chân đỡ có thể được làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa tùy theo ý thích của người sử dụng.
– Trên thùng máy thường có sẵn rất nhiều lỗ gắn chân đỡ để có thể tương thích với nhiều loại bo mạch chủ có các kích thước khác nhau. Hãy đặt Mainboard vào thùng máy sao cho vị trí các cổng kết nối trên Mainboard trùng khớp với các lỗ phía sau thùng máy để biết chính xác vị trí của các chân đỡ. Sau đó bạn chỉ cần đánh dấu các lỗ gắn chân đỡ nào trùng khớp giữa Mainboard và thùng máy là có thể vạch ra các chân đỡ rồi đấy.
– Tiếp tục cách lắp mainboard bạn nhẹ nhàng tiến hành đặt Mainboard vào thùng máy một cách cẩn thận, tốt hơn hết hãy tránh va chạm làm hỏng mạch và các linh kiện. Hãy để ý trên các bo mạch chủ nếu có kèm theo một miếng Inox để che các đầu cắm thì bạn nhất thiết phải gắn miếng Inox này vào thùng máy trước rồi mới ráp Mainboard để cố định chúng tốt nhất.
– Sau khi đã đưa các bo mạch chủ vào thùng máy rồi bạn lấy vít và tiến hành bắt các vit định vị.
– Tiếp tục cắm các đầu dây cung cấp nguồn vào Mainboard, chú ý thứ tự và chiều để chúng khớp với ổ trên bo mạch chủ nhé.
– Cắm các đầu dây: Power SW, Reset SW, Power LED , HDD LED và các dây USB, Audio,… của thùng máy vào chú ý đến vị trí các đầu cắm và cách cắm dây sao cho lần lượt và đúng nhé.
Cuối cùng bạn chỉ cần gắn các Card mở rộng vào các khe cắm của Mainboard là xong cách lắp mainboard vào thùng máy rồi đấy. Tuy nhiên bạn cần phải tiến hành các thao tác này cẩn thận, không làm rơi vít kẹt vào Mainboard để tránh gây chạm và hỏng Mainboard nhé.
Have fun!
Nguồn: Internet
- Trang hỗ trợ getlink: Click Here |
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé! |
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé! |
Chúc các bạn thành công! |