Hệ thống chân cắm trên mainboard hiện nay

Hệ thống chân cắm trên mainboard hiện nay

Công năng của mainboard rất quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của CPU máy tính. Chính vì vậy những hiểu biết sơ qua về nó là vô cùng quan trọng dành cho người dùng. Một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng main chính là việc cắm nhầm các chân cắm trên mainboard. Vậy có bao nhiêu loại chân cắm trên các bo mạch chủ. Các chân này có công năng sử dụng như thế nào? Để có thể trả lời câu hỏi này bạn hãy cùng gianghm tìm hiểu về chi tiết các dòng chân cắm trên mainboard nhé.

 

Hệ thống các chân cắm trên mainboard có ISA

Nhắc đến các chân cắm trên mainboard đầu tiên nhất định không thể bỏ qua chính là chân cắm ISA. Đây là một trong các khe cắm trên mainboard đầu tiên trên chuẩn máy tính. Bằng việc sử dụng phương pháp truyền dữ liệu song song, ISA là chuần dành cho các mainboard trên các máy tính đời cũ, cho phép chúng thực hiện các giao tiếp với tất cả các loại card mở rộng.

Tuy nhiên nhược điểm cơ bản của dòng chân cắm này là việc truyền tín hiệu song song là nếu muốn tăng dữ liệu truyền phải cần có kích thước lớn, do đó khi muốn sử dụng chân ISA chất lượng tốt nhất bao giờ bo mạch chủ cũng cần có kích thước lớn hơn.

Các thông số tối đa mà bạn có thể sử dụng với dòng chân cắm này bao gồm: Bus Width: 16bit, Bus Speed: 33MHZ. Có thể thấy ISA trong một giây chỉ truyền dung lượng tối đa là 66 MB/s chủ yếu dùng trong các Cpu thế hệ cũ như Pentium 3 với tốc độ xử lý 933 MHZ. Tuy nhiên trong các trường hợp người dùng sử dụng với các đời sau thì tốc độ của CPU tăng lên khá nhanh. Vì thế với các loại Bus cũng phải tăng lên theo để đáp ứng phù hợp nhất với tốc độ truyền của Cpu.

 

PCI

Là một trong các chân cắm trên mainboard thực hiện truyền theo phương pháp truyền song song. Chuẩn PCI được đánh giá khá tốt tuy nhiên vẫn có những nhược điểm khá lớn đó là việc chia sẻ băng thông với các chân cắm khác. Điều này có nghĩa là khi bạn cắm nhiều card mở rộng ở cổng ra thì băng thông sẽ chia sẻ đều cho tất cả các card mở rộng được cắm trên bo mạch chủ của máy tính. Chính vì vậy nếu bạn cắm quá nhiều chân thì tự nhiên PCI sẽ bị mất đi hiệu năng vô cùng đáng tiếc. Điều này được xem là yếu điểm lớn nhất của PCI bởi chúng bị mặc định băng thông sẽ chia ra cho tổng số card PCI mở rộng.

Thông số tối đa dành cho bạn tham khảo đó là: Bus Width: 32 bit với chuẩn PCI 2.0 sẽ là 64 bit, Bus Speed: 66MHZ, chỉ số băng thông cơ bản là 264MBPs với chuẩn PCI 2.0 sẽ là 533 MBPs.

 

AGP

AGP là một trong các chân cắm trên mainboard được thiết kế theo chuẩn chân cắm dành riêng cho việc xử lý đồ họa:

Nguyên tắc hoạt động của dòng chân cắm này đó là việc dữ liệu truyền song song, chủ yếu giao tiếp với VGA. Vị trí của khe cắm AGP hiện nay là nằm gần chip cầu bắc của bo mạch chủ. Tuy nhiên nếu dòng chân cắm này có sự kết hợp của PCI Express sau này thì chuẩn AGP sẽ nằm một cách riêng biệt.

 

PCI Express

 PCI Express là một trong các chân cắm trên mainboard có chuẩn kết nối truyền dử liệu nối tiếp tốc độ cao, dòng chân cắm này được đánh giá là vô cùng truyền nhanh và không gây nhiễu. Hiện nay PCI Express đã được phát triển đầy đủ các thế hệ với các chuẩn version 1.0 , 2.0, 3.0 và các chuẩn 1x, 2x, 4x, 8x, 16x

Đặc biệt trong đó với các chuẩn 16x là sản phẩm dành riêng cho các xử lý đồ họa các thông số của chuẩn 16x. Đây cũng là chuẩn được sử dụng hiện nay cho các card đồ họa tốt nhất hiện nay trên các máy tính laptop hay PC có sử dụng hệ thống các chân cắm trên mainboard đầy đủ.

have fun!
Nguồn: Internet

- Trang hỗ trợ getlink: Click Here
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé!
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé!
Chúc các bạn thành công!
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *