Các thành phần của bo mạch chủ máy tinh PC
Việc hiểu biết về các phần mềm và phần cứng trong các má tính xách tay hay PC để bàn là một trong những yêu cầu khá cơ bản của người dùng khi sử dụng sản phẩm. Thế nhưng có thể nói, không phải ai cũng hiểu biết về các vấn đề này, đặc biệt là bộ phận quan trọng bo mạch chủ là gì thường được nhiều người thắc mắc.
Và để bạn có thể hiểu hơn về vấn đề này cũng như cung cấp các kiến thức cần thiết nhất định. Hãy cùng chúng tôi giải đáp kiến thức bo mạch chủ là gì ngay trong các thông tin dưới đây nhé. Bo mạch chủ là gì?
Bo mạch chủ là một bảng mạch in có vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết thiết bị được gắn trên nó theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đầu cắm hoặc dây dẫn vào các bộ phận này. Thông qua bo mạch chủ này, các linh kiện trong máy tính mới có thể hoạt động và giao tiếp với nhau một cách hiệu quả và nhanh chóng. Thực chất các kết nối này là kết nối vật lý bao gồm khe cắm, mạch điện. Còn lại, việc kết nối và điều khiển bên trong các dây dẫn được thực hiện bởi Chip cầu bắc và nam. Đây cũng chính là trung tâm điều phối hoạt động của máy tính..
Các bộ phận cấu thành chúng ra sao?
Nói về vai trò của bo mạch chủ, có thể nói nếu CPU được ví như bộ não của máy tính thì bo mạch chủ hay còn được gọi là Mainboard được xem là xương sống giúp cho máy tính của bạn hoạt động bình thường và hiệu quả. Chính vì vậy, việc hiểu được những cấu tạo của bo mạch chủ sẽ giúp cho người dùng rất nhiều khi chọn cho mình một chiếc bo mạch chủ tương thích và có thể đưa ra một vài các dự đoán những lỗi thường gặp của máy tính. Vậy những thành phần chính bên trong của mỗi một chiếc bo mạch chủ là gì? Hãy cùng xem nhé:
Đế cắm CPU
Đế cắm CPU được dùng với thuật ngữ là socket. Đây là bộ phận có thiết kế lắp cố định chip vào bo mạch chủ. Thông thường mỗi dòng chip khác nhau thì sẽ thích hợp với mỗi loại bo mạch chủ khác nhau và bạn cần phải hiểu rõ điều này để khi đem sửa chữa có thể tìm loại tương thích nếu đế cắm bị hỏng. Ngoài ra, số socket càng lớn thì thích hợp cho dòng chip càng hiện đại.
Chip cầu Bắc và cầu Nam
Chip cầu Bắc và Nam chip trách nhiệm điều phối toàn bộ hoạt động của CPU với các linh kiện khác. Trong đó, chip cầu bắc còn gọi là MCH có nhiệm vụ điều khiển trực tiếp các hoạt động nhanh như CPU, RAM và Card đồ họa. Ngoài ra, chip cầu Bắc còn có nhiệm vụ trao đổi dữ liệu trực tiếp với Chip cầu Nam. Theo các chuyên gia về công nghệ chip cầu Bắc là thành phần quan trọng nhất trên bo mạch chủ và , nó sẽ quyết định độ mạnh và phần lớn giá thành của bo mạch chủ.
Chip cầu Nam hay còn được gọi với cái tên khác là ICH là bộ phận chip đảm nhiệm việc điều khiển các thành phần có tốc độ chậm như: ổ cứng, USB, hay âm thanh…
Cá cấu tạo trước đây của bo mạch chủ thường là các kết nối giữa hai Chip cầu Bắc và Nam đơn giản là Bus PCI. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các thiết kế này đều sử dụng các thiết kế độc quyền của các nhà sản xuất cung cấp.
Các khe cắm mở rộng
Có rất nhiều dòng khe cắm cho các bo mạch mở rộng có thể kể đến như: Card đồ họa, Card mạng rời.
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đều thiết kế khe cắm bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM. Trong trường hợp các khe cắm đều cùng màu thì dù cho bo mạch chủ là gì nó cũng không hỗ trợ chế độ chạy song song Dual Channel. Có thể nói chế độ này giúp cho các thông tin được xử lý nhanh hơn. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần chú ý khi chạy ở chế độ Dual Channel, RAM của bạn phải có cùng tốc độ Bus mặc dù chúng không nhất thiết phải cùng một nhà sản xuất.
Have fun
Nguồn: Internet
- Trang hỗ trợ getlink: Click Here |
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé! |
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé! |
Chúc các bạn thành công! |