Tổng hợp phím tắt Altium Designer 10
Phím tắt trong Altium designer
Altium Designer – Phần mềm thiết kế mạch tự động – là một môi trường thiết kế điện tử đồng nhất, tích hợp cả thiết kế nguyên lý, thiết kế mạch in PCB, lập trình hệ thống nhúng và FPGA. Trong trang web gianghm.com mình đã hướng dẫn các bản tải và cài đặt các bản Altium Designer 10 Altium Designer 15 Altium Designer 17
Có thể thấy rằng Altium Designer có nhiều điểm mạnh so với các phần mềm khác như đặt luật thiết kế, quản lý dự án dễ dàng ,giao diện thân thiện …Tăng nhanh tốc độ làm việc với Altium thì việc hiểu hết các phím tắt Altium Designer là không thể thiếu để có một mạch đẹp đúng chuẩn và nhanh chóng. Những phím tắt Altium Designer sẽ được nói tới trong bài viết này. Sau đây là tổng hợp các phím tắt Altium Designer thông dụng.
I- Phím tắt altium trong thiết kế mạch nguyên lý ( schematic )
– X: Quay linh kiện theo trục X ( đối xứng qua trục X ).
– Y: Quay linh kiện theo trục Y ( đối xứng qua trục Y ).
– Space: Xoay linh kiện 90 độ.
– Space + shift: Xoay linh kiện 45 độ.
– Ctrl + Click: Di chuyển linh kiện đi cùng với dây.
– Shift + Ctrl + C: Clear mọi áp dụng trên SCH.
– Ctrl + Click: Di chuyển đi cùng linh kiện đi cùng với dây.
– Alt + Click: Highlight những nét có cùng tên. Làm mờ toàn bộ phần còn lại của bản vẽ schematic.
– Shift + Left Click: Copy linh kiện có nghĩa là các bạn giữ shift và ấn chuột trái rồi kéo.
– Shift + click va kéo : Kéo linh kiện ra.
– Ctrl + shift + L: Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng dọc.
– Ctrl+Shift+T (hoặc A T): Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng ngang.
– Ctrl+Shift+H (hoặc A H): Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng ngang.
– Ctrl+Shift+V (hoặc A V): Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng dọc.
– Ctrl + M: Đo khoảng cách.
– C C: Kiểm tra lỗi kết nối.
– DB: Lấy linh kiện trong thư viện.
– DO: Thay đổi thông số bản vẽ.
– DU: Update nguyên lý sang mạch in.
– JC: Nhảy đến linh kiện.
– PB: Vẽ đường bus.
– PN: Đặt tên cho đường dây.
– PO: Lấy GND ( đất ).
– PT: Thêm text.
– PW: Để đi dây nối chân linh kiện.
– PVN: Đấnh dấu chân không dùng.
– TA: Mở cửa sổ quản lý đặt tên cho linh kiện.
– TN: Đặt tên tự động cho linh kiện.
– TS: Tìm linh kiện bên mạch in.
– TW: Tạo linh kiện mới.
– TAB: Thay đổi thông số của mạch.
– VD: Đưa bản vẽ vừa trong khung hình.[/spoiler]
II- Phím tắt altium thiết kế mạch in (PCB layout)
– Q: chuyển đơn vị mil thành mm và ngược lại.
– PT: Đi dây bằng tay.
– PL: Định dạng lại kích thước mạch in nhấn rồi vào lớp keep out layer để vẽ đường viền sau đó bôi đen toàn mạch rồi nhấn DSD.
– PM: Kéo nhiều dây 1 lúc (MultiRoute) (bằng cách: nhấn Shift để chọn nhiều Pad, sau đó nhấn P M rồi đi dây như bình thường. Trong khi MultiRoute, bạn có thể nhấn Tab để điều chỉnh khoảng cách tương đối giữa các dây với nhau).
– PG: Phủ đồng
– PV: Lấy lỗ via.
– PR: Vẽ mạch to, khoảng cách giữa các đường mạch nhỏ.
– PDD: Hiển thị thong tin kích thước PCB.
– AA: Đi dây tự động.
– TUA: Xóa tất cả các đường mạch đã chạy.
– TUN: Xóa các đường dây cùng tên.
– TDR: Kiểm tra xem đã kết nối hết dây chưa sau khi hoàn thành đi dây bằng tay.
– TE: Bo tròn đường dây gần chân linh kiện.
– TM: Xóa lỗi hiển thị trên màn hình.
– DK: Chọn lớp vẽ.
– DR: Để chỉnh các thông số trong mạch như độ rộng của đường dây.
– DO: Chỉnh thông số mạch nếu bạn lhoong muốn các ô vuông làm ảnh hưởng đến việc vẽ mạch thì chuyển line thành dots.
– DTA: Hiển thị tất cả các lớp.
– DTS: Chỉ hiện thị lớp TOP + Bottom + Multi..
– CK: Mở cửa sổ chỉnh sửa đường dẫn linh kiện.
– RB: Hiển thị thông tin mạch như kích thước mạch, số lượng linh kiện.
– OD hoặc ctrl + D: Hiển thị cửa sổ Configurations.
– VB: Xoay bản vẽ 180 độ.
– VF: Hiển thị toàn bộ bản vẽ.
– L: Khi đang di chuyển linh kiện lật linh kiện giữa lớp Top và Bottom.
– L hoặc ctrl + L: Mở view configuration để điều chỉnh hiển thị các lớp.
– TAB: Hiển thị cửa sổ thay đổi thông tin khi đang thao tác.
– Fliped Board: Lật ngược mạch in.
– Ctrl G hoặc G: Cài đặt chế độ lưới.
– Ctrl M: Thước đo kích thước mạch.
– Shift M: Kính lúp hình vuông.
– Shift R: Thay đổi các chế độ đi dây (Cắt – Không cho cắt – Đẩy dây).
– Shift S: Chỉ cho phép hiện 1 lớp đang chọn (các lớp còn lại được ẩn).
– Shift+Space: Thay đổi các chế độ đường dây (Tự do – Theo luật – Vuông 90 độ – Cong).
– Ctrl+Shift+L (hoặc A L): Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng dọc.
– Ctrl+Shift+T (hoặc A T): Căn chỉnh các linh kiện thẳng hàng ngang.
– Ctrl+Shift+H (hoặc A H): Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng ngang.
– Ctrl+Shift+H (hoặc A H: Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng ngang.
– Ctrl+Shift+V (hoặc A V): Căn chỉnh các linh kiện cách đều nhau theo hàng dọc.
– Ctrl+Shift+Cuộn chuột: Chuyển qua lại giữa các lớp.
– 2 : Xem mạch ở chế độ 2D.
– 3: Xem mạch ở chế độ 3D.[/spoiler]
III- Phím tắt altium chế độ 3D
– 0: Xoay board mạch về hướng nhìn gốc.
– 9: Xoay board 90 độ.
– 2: Chuyển sang chế độ 2D khi trong chế độ 3D View.
– 3: Chuyển sang View 3D khi trong chế độ 2D.
– SHIFT: Đồng thời nhần Shift và Click chuột phải, di chuyển chuột để xoay boad mạch theo các trục X Y Z.
– VF: Điều chỉnh board mạch vừa khít màn hình.
– V B: Lật boad mạch.
– Cuộn chuột: Kéo lên kéo xuống.
– SHIFT + Cuộn chuột: Sang trái – Sang phải.
– CTRL + Cuộn chuột: Phóng to – Thu nhỏ.
– CTRL + Di chuyển chuột: Phóng to – Thu nhỏ.
– CTRL + C: Chụp ảnh góc nhìn hiện tại của board mạch 3D vào Clipboard, để lưu thành file ảnh bạn cần sử dụng tool như Paint chẳng hạn.
– T P: Mở cửa sổ Preferences.
– L: Mở cửa sổ Configurations – Điều chỉnh các thuộc tính hiển thị .[/spoiler]
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau để thành thạo hơn về Altium Designer nhé 😉
Tổng hợp các thủ thuật trong Altium Designer
Cách tạo thư viện trong Altium Designer
Chúc các bạn thành công !
- Trang hỗ trợ getlink: Click Here |
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé! |
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé! |
Chúc các bạn thành công! |