Điện trở và cách đọc giá trị điện trở cơ bản

Điện trở là gì ? Cách đọc điện trở như nào ? – Bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về loại linh kiện có trong hầu hết mạch điện tử.

Điện trở là gì ? – Điện trở là đại lượng thể hiện mức độ cản trở dòng điện của vật đang cho dòng điện chạy qua, thường gọi là trở kháng của vật. Ở trong dân gian ta thường nói vật nào càng dễ “truyền điện” thì vật đó có điện trở càng thấp.

Trong mạch điện tử có một loại linh kiện trùng tên gọi với đại lượng là điện trở. Linh kiện này có mức độ cản trở dòng điện tùy theo trị số điện trở của nó.

Điện trở là linh kiện thụ động, không cần cấp nguồn vẫn hoạt động

Kí hiệu điện trở trong mạch điện:

Đối với điện trở ta quan tâm các thông số chính:

– Trị số / giá trị của điện trở (ví dụ 1 Ohm, 2.7k Ohm, 1.5M ohm, …)
– Công suất: Loại thường dùng nhất là 0.25W (1/4w), người ta mặc định nói đến điện trở mà ko nói thêm “bao nhiêu watt” thì các bạn hiểu là loại 1/4W. Thông thường điện trở công suất lớn sẽ có kích thước lớn hơn điện trở công suất nhỏ. Các bạn cơ thể xem ở hình dưới, công suất điện trở tăng dần từ phải qua trái.


– Ngoài ra ta còn phải để ý đến “sai số”. Tất nhiên, điện trở sai số 1% thì phải tốt hơn loại sai số 5%. Các mức sai số: 20%, 10%, 5%, 2%, 1%, 0.5%, 0.25%, 0.1%. Hiện này phổ biển nhất là loại sai số 5% và 1%. 

 

Ở đây mình sẽ đề cập đến một số loại điện trở mà các bạn sẽ thường bắt gặp trong quá trình làm mạch điện tử:

Điện trở thường

Đây là loại điện trở mà các bạn thường gặp & thường sử dụng nhất, đặc điểm của loại này là:

● Có công suất từ 0.1W đến 0.5W, tỏa nhiệt ít & sử dụng tốt trong các mạch điện thế thấp như 5V – 36V

● Giá thành khá là rẻ và rất dễ tìm mua.

● Tuy nhiên độ chính xác không cao, sai số của nó trong khoảng 5% trở lên

điện trở và cách đọc giá trị
điện trở và cách đọc giá trị

Loại điện trở thông thường

Điện trở dán

Loại điện trở này thường có kích nhỏ & cực nhỏ, các bạn nghiên cứu và thực hành về vi mạch điện tử nhỏ gọn sẽ bắt gặp thường xuyên hơn.

Điện trở dán ngoài thực tế và kích cỡ thực tế

Đặc điểm:

● Điện trở có kích thước nhỏ & hàn dán – thích hợp cho các loại mạch công suất thấp nhưng chủ yếu cần sự nhỏ gọn

● Công suất hoạt động rất thấp, dưới 0.1W nên phải sử dụng và tính toán mạch cẩn thận để điện trở không bị cháy gây đứt mạch

● Tuy nhỏ nhưng giá thành lại cao, giá thường mắc hơn điện trở thường cùng trị số khoảng 10% đến 20%

● Loại điện trở này hơi chuyên dụng nên sẽ khó mua hơn loại thường

● Không cần lỗ cắm trên board nhưng lại khó hàn vào mạch và lấy ra hơn, đòi hỏi kĩ thuật hàn mạch cao

Điện trở dán phù hợp sử dụng trong các loại board cực kì nhỏ gọn

Cách đọc điện trở thường

Ở trên điện trở thường, sẽ có các vòng màu để thể hiện trị số và sai số của điện trở.

Bảng xác định trị số điện trở thông thường

Chúng ta sẽ nhìn từ vòng màu sát với 1 đầu của điện trở nhất để xác định trị số đầu tiên của điện trở

Loại điện trở 4 vòng màu:

● 3 vòng màu từ vòng đầu tiên đếm vào sẽ là giá trị của điện trở, cách tính:

● Vòng màu cuối cùng sẽ là sai số của điện trở

Ví dụ: R1 sẽ có giá trị là 45 (vàng – xanh lục) x 102 (đỏ) = 4500 Ohm = 4.5K Ohm với sai số là +/-5% (vàng kim)

 

Loại điện trở 5 vòng màu:

● 4 vòng màu từ vòng đầu tiên đếm vào sẽ là giá trị của điện trở, cách tính:

● Vòng màu cuối cùng sẽ là sai số của điện trở

Ví dụ: R2 sẽ có giá trị là 380 (cam – xám – đen) x 103 (cam) = 380,000 Ohm = 380K Ohm với sai số là +/-1% (đ)

 

Loại điện trở 6 vòng màu:

● 4 vòng màu từ vòng đầu tiên đếm vào sẽ là giá trị của điện trở, cách tính:

● Vòng màu áp chót sẽ là sai số của điện trở

● Vòng màu cuối cùng sẽ là trị số thay đổi của điện trở theo nhiệt độ

Ví dụ: R1 sẽ có giá trị là 527 (xanh lục – đỏ – tím) x 104 (vàng) = 5,270,000 Ohm = 5.27M Ohm với sai số là +/-0.25% (lam). Trị số thay đổi 10 PPM/oC theo nhiệt độ

 


Cách đọc điện trở dán

Thông thường trị số của điện trơ dáng sẽ có các dạng như hình dưới, các bạn kham khảo sẽ nghiệm ra quy luật chung về cách đọc của nó:

Kí hiệu chữ

● Chữ R trong điện trở dán có thể xem như dấu phẩy của hàng đơn vị, trị số 47 bên phải chữ R sẽ được hiểu là 0.47 Ohm, tương ứng 4R7 sẽ là 4.7 Ohmn

● Chữ K trong điện trở dán có thể xem như dấu phẩy của hàng nghìn, trị số 47 bên phải chữ K sẽ được hiểu là 0.47K Ohm 470 Ohm, tương ứng 47K sẽ là 4700 Ohmn

● Tương tự chữ sẽ là hàng triệu….

Kí hiệu số

● Trường hợp trở dán có trị số là 3 chữ số thì trị số điện trở sẽ = giá trị 2 số đầu x số thứ 3 lũy thừa 10

Ví dụ: 471 = 47 x 101 = 470 Ohm 

          564 = 56 x 104 = 560 000 Ohm = 560K Ohmn

● Trường hợp điện trở có số cuối cùng là số 0 thì rất ít gặp, mình cứ xem như số 0 đó không tồn tại

● Trường hợp trở dán chỉ có trị số là 0, 00, 000.. v.v thì cứ xem nó như 1 dây nối 2 đoạn mạch hoặc cầu chì cũng được


Ứng dụng điện trở

Ứng dụng chính của điện trở là cản trở dòng điện. Nhưng với kiến thức của 1 người nghiên cứu mạch điện thì bạn có thể xem nó như là:

● Linh kiện làm mạch cầu phân áp để điều chỉnh điện áp ngõ ra theo ý muón từ mức điện áp vào ban đầu

● Dùng để điều tiết cường độ dòng điện qua mạch điện, ví dụ mạch Arduino chỉ cho dòng ngõ vào tối đa là 40mA thì nếu bạn cho 1 điện áp 5V vào sẽ cần một điện trở khoảng R = U / I = 5V / 0.04A = 125 Ohmn

● Tạo ra nhiệt lượng trong cách mạch nồi cơm điện, bàn là, máy sấy tóc v.v….

Xem thêm: Phần mềm đọc giá trị điện trở dán và điện trở cắm

Have fun!

- Trang hỗ trợ getlink: Click Here
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé!
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé!
Chúc các bạn thành công!
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *