Mạch cảm biến nhiệt độ dùng LM35 + 89s52 hiển thị LCD – KD0005

Mạch cảm biến nhiệt độ dùng LM35 + 89s52 hiển thị LCD – KD0005

Mã số: KD0005

Gianghm nhận làm mạch in (PCB) thủ công, mua linh kiện, nạp code, làm hoàn chỉnh các mạch mà mình đã chia sẻ trên website cũng như các mạch riêng theo yêu cầu của các bạn.
– Các mạch mà gianghm đã chia sẻ trên website đảm bảo mạch hoạt động 100%.
Thông tin chi tiết các bạn vui lòng inbox cho mình bằng Zalo: 0886.311.622
– Biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình / Fanpage nhé ^^!

Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn một mạch cảm biến nhiệt độ dùng cảm biến LM35, xử lý hiển thị bằng LCD 1602 ;). Dưới đây là video hoạt động của mạch. Hình ảnh khác so với mạch mà gianghm chia sẻ, tuy nhiên về hoạt động là như nhau các bạn nhé!

I. Chuẩn bị

– 1 IC 89S52 + đế cắm 40p 
– 1 LM 35
– 1 LCD 1602
– 1 ADC 0808 + đế cắm
– 2 Biến trở tam giác 10k
– 1 Thạch anh 12Mhz
– 2 Tụ gốm 33p
– 1 Tụ hóa 10uF-25v
– 1 Nút nhấn 2p
– 1 Trở 10k- 1/4W
– 1 Thanh Jump đực vuông
– 1 Thanh Jump đực thẳng
– 1 Thanh Jump cái thẳng
– 1 Dây trắng 2P
– Nguồn 5v-1A + Jack nối nguồn DC 5.5
( Ngoài ra còn các dụng cụ làm mạch in: Phíp đồng, bột sắt, máy hàn, máy khoan mạch,…)

II. Sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mạch in và mô phỏng 3D

Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến nhiệt độ dùng LM35


Chú ý: Các linh kiện nào phân cực như tụ hóa, thì chân dương sẽ là chân có hình vuông, chân còn lại là chân tròn.

Sơ đồ cắm linh kiện:

Link tải mạch in và code: Mediafire  ||  GoogleDrive


Tìm hiểu về LM 35:
Cảm biến nhiệt độ LM35 là một loại cảm biến tương tự rất hay được ứng dụng trong các ứng dụng đo nhiệt độ thời gian thực. Vì nó hoạt động khá chính xác với sai số nhỏ, đồng thời với kích thước nhỏ và giá thành rẻ là một trong những ưu điểm của nó.Nhiệt độ được xác định bằng cách đo hiệu điện thế ngõ ra của LM35. Sơ đồ chân của LM35 như sau:

Sơ đồ chân LM35

Chân 1: Chân nguồn Vcc 
Chân 2: Đầu ra Vout
Chân 3: GND 

Thông số chính của LM 35: Cảm biến LM35 là bộ cảm biến nhiệt mạch tích hợp chính xác cao mà điện áp đầu ra của nó tỷ lệ tuyến tính với nhiệt độ theo thang độ Celsius. Chúng cũng không yêu cầu cân chỉnh ngoài vì vốn chúng đã được cân chỉnh
Đặc điểm chính của cảm biến LM35
+ Điện áp đầu vào từ 4V đến 30V
+ Độ phân giải điện áp đầu ra là 10mV/oC
+ Độ chính xác cao ở 25 C là 0.5 C
+ Trở kháng đầu ra thấp 0.1 cho 1mA tải
Dải nhiệt độ đo được của LM35 là từ -55 C – 150 C với các mức điện áp ra khác nhau. Xét một số mức điện áp sau:
– Nhiệt độ -55 C điện áp đầu ra -550mV
– Nhiệt độ 25 C điện áp đầu ra 250mV
– Nhiệt độ 150 C điện áp đầu ra 1500mV
Tùy theo cách mắc của LM35 để ta đo các giải nhiệt độ phù hợp. Đối với hệ thống này thì đo từ 0 đến 150. Chi tiết các bạn có thể xem trong datasheet của nó[/spoiler]

Tính toán nhiệt độ đầu ra của LM35

Việc đo nhiệt độ sử dụng LM35 thông thường chúng ta thực hiện bằng cách
LM35 – > ADC – > Vi điều khiển
Như vậy ta có:
U= t.k
u là điện áp đầu ra
t là nhiệt độ môi trường đo k
là hệ số theo nhiệt độ của LM35 10mV/1 độ C
Giả sử điện áp Vcc cấp cho LM35 là 5V ADC 10bit
Vậy bước thay đổi của LM35 sẽ là 5/(2^10) = 5/1024
Giá trị ADC đo được thì điện áp đầu vào của LM35 là
(t*k)/(5/1024) = ((10^-2)*1024*t)/5 = 2.048*t
Vậy nhiệt độ ta đo được t = giá trị ADC/2048
Tương tự với ADC 11bit và Vcc khác ta cũng tính như trên để được công thức lấy nhiệt độ[/spoiler]

Sai số của LM35

+ Tại 0 độ C thì điện áp của LM35 là 10mV
+ Tại 150 độ C thì điện áp của LM35 là 1.5V
==> Giải điện áp ADC biến đổi là 1.5 – 0.01 = 1.49 (V)
+ ADC 11 bit nên bước thay đổi của ADC là : n = 2.44mV
Vậy sai số của hệ thống đo là : Y = 0.00244/1.49 = 0.164 %

Thân ái!

- Trang hỗ trợ getlink: Click Here
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé!
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé!
Chúc các bạn thành công!
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *