Thủ thuật Altium
Sau đây là một sô kinh nghiêm nhỏ khi sử dụng phần mềm Altium Designer
[spoiler title=’Một vài kinh nghiệm nhỏ khi vẽ và đi dây’ style=’green’ collapse_link=’true’]
+ Chú ý để vẽ mạch cho thoáng và dễ kiểm soát các bạn nên vẽ mạch nguyên lý theo từng khối 1 riêng rẽ, không vẽ tràn vào nhau. Các dây nối với nhau nên đặt tên để cho nó ngầm hiểu chứ không nên nối liền như vậy mạch nhìn sẽ thoáng hơn.
+ Việc sử dụng phím tắt sẽ giúp cho việc vẽ mạch nhanh hơn. Các bạn nên xem các lệnh trên thanh công cụ có từ gạch chân ở mỗi chữ cái tuơng đương với 1 phím tắt đó. Ví dụ như từ “File” trên thanh công cụ có gạch chân chữ F do vậy thay vì nhấn vào “File” trên thanh công cụ ta có thể dùng phím tắt F để thay thế.
+ Đặt tên cho đường dây thì chú ý dây nối với nhau thì phải có tên trùng nhau, sau khi đã vẽ xong mạch nguyên lý các bạn nên update sang mạch in từng khối 1 và sắp xếp linh kiện cho hợp lý sau đó mới update những khối khác để tránh bị rối mạch. Làm như vậy trong quá trình TEST cũng dễ kiểm soát hơn.
+ Các khu vực điện áp cao nên để tách riêng ra thành 1 khối để tránh bị giật khi test. Các đường mạch điện áp cao nên để 1 khoảng cách an toàn tránh trường hợp bị phóng điện khi môi trường xung quanh ẩm ướt. Những đường tín hiệu dao động với tần số cao nên ưu tiên khoảng cách đi dây là ngắn nhất để hạn chế bị xung nhiễu.
+ Ở chế độ đi dây bằng tay khi đi dây xong các bạn nên kiểm tra xem các dây đã nối hết với nhau chưa. Phòng trường hợp còn sót dây chưa được nối với nhau, các bạn dùng lệnh T D R để kiểm tra.
+ Trong khi đi dây nếu bạn bị vướng vào dây khác thì chương trình có thể cấm đi qua, cho đi cắt qua hoặc đẩy dây kia ra. Để chuyển qua lại giữa các kiểu này, nhấn Shift+R.
Bạn muốn đi dây vuông góc, đường cong hay góc bất kỳ, trong lúc đi dây nhấn Shift+Space.
[/spoiler]
[spoiler title=’Lỗi không update được từ SCH sang PCB?’ style=’blue’ collapse_link=’true’]
Các bạn chú ý rằng để có thể sử dụng tính năng cập nhật thay đổi từ bên mạch nguyên lý sang mạch in thì file SCH và file PCB phải cùng nằm trong 1 Project.
Có thể do 2 file của bạn đang ở dạng Free Document nên chúng không liên kết được với nhau.
[/spoiler]
[spoiler title=’Định dạng lại kích thước mạch in’ style=’yellow’ collapse_link=’true’]
Muốn định dạng lại kích thước mạch in nhấn P, L rồi vào lớp Keep Out Layer vẽ đường viền sau đó bôi đen toàn mạch rồi nhấn D,S,D
Kết quả thu được sẽ là phần mạch nằm bên trong đường Keep Out Layer theo đúng hình dạng đã vẽ.
[/spoiler]
[spoiler title=’Mở rộng, thay đổi kích thước PCB sau khi cắt’ style=’orange’ collapse_link=’true’]
Cũng tương tự như trick bên trên, chúng ta đã sử dụng lớp Keepout Layer để quy định phần board giữ lại khi cắt PCB. Vậy khi muốn mở rộng hoặc thu nhỏ lại kích thước board thì chúng ta cũng vẫn sử dụng layer này.
Bước 1. Xóa bỏ hết những đường đã vẽ trên lớp Keepout Layer (nếu có).
Bước 2. Tại lớp Keepout Layer, nhấn P L rồi vẽ lại đường bao của board mạch mới. Sau đó bôi đen toàn bộ phần khung vừa vẽ (vẫn đang làm việc trên lớp Keepout Layer) và nhấn D S D để định dạng lại kích thước board mạch.
Nếu thu nhỏ thì như trick bên trên, còn nếu mở rộng ra thì cứ vẽ đường bao rộng ra bao nhiêu tùy thích – không cần quan tâm đến board hiện tại lớn hay nhỏ bao nhiêu.
[/spoiler]
[spoiler title=’Cắt bo mạch chính xác với AutoCAD và Altium’ style=’brown’ collapse_link=’true’]
Thông thường, với những thiết kế cần độ chính xác, bạn cần sử dụng AutoCAD để vẽ 1 bản vẽ chính xác kích thước bo mạch cần thi công.
Sử dụng AutoCAD để vẽ đường bao kín của mạch cần thi công, sau đó lưu file bản vẽ dưới định dạng DXF.
Mở file PCB Altium của bạn lên, nhấn File trên thanh menu và chọn Import, sau đó tìm đến file DXF đã có. Nếu không chọn được file CAD hoặc quá trình Import bị lỗi thì bạn cần update bản Altium lên.
Cài đặt thông số đơn vị, layer, tỉ lệ… để bắt đầu import.
Sau khi import, tương tự như việc định dạng lại kích thước mạch in, quét chọn toàn bộ đường bao và nhấn D S D(Hoặc vào menu Design > Board Shape > Define from selected objects)
Kết quả thu được như dưới:
[/spoiler]
[spoiler title=’Thay đổi kích thước khổ giấy trong SCH’ style=’purple’ collapse_link=’true’]Nhấn phím tắt D O để mở Document Options, chọn kiểu giấy A0, A1…, chọn kiểu ngang hay dọc….[/spoiler]
[spoiler title=’Chỉnh kích thước mặc định PCB và SCH’ style=’cyan’ collapse_link=’true’]
Có thể do nhu cầu làm bo mạch lớn hơn (PCB) so với kích thước mặc định của Altium đưa ra, ta điều chỉnh bằng cách:
Altium –> Nhấn D S R rồi click vào các điểm muốn tạo khuôn board. Hoặc có thể vào thẻ Design –> Board Shape –> Redefine Board
Tương tự nếu muốn điều chỉnh kích thước mặc định của bản vẽ mạch nguyên lý (SHC):
Với phần mạch nguyên lý chỉ cần phải chuột rồi chọn Options –> Sheet –> Standard Style , ở đây có thể chỉnh các kích thước của bản vẽ theo các chuẩn A0-A4 hoặc tùy ý kích thước.
Chính xác hơn là bạn vào Tool -> Schematic Preferences, ở phần Default Blank Sheet Size thì bạn chọn khổ giấy tùy ý, ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi tên người vẽ, tên công ty, dạng bản vẽ,…ở phần này tùy theo ý thích.
Để thay đổi kích thước khu vực PcbDoc thì bạn có thể làm như sau:
- Mở file PcbDoc, trong giao diện PCB Editor.
- Bước 1, nhấn 1 để chuyển sang giao diện Board Planning Mode.
- Bước 2, nhấn D -> mở ra menu Design.
- Bước 3, chọn Edit Board Shape trong menu mở ra.
- Bước 4, kéo 2 chiều ngang và dọc của board đến khi đạt kích thước như ý.
- Bước 5, sau khi điều chỉnh xong kích thước board, nhấn 2 để chuyên sang giao diện 2D thông thường.
[/spoiler]
[spoiler title=’Tạo PCB theo tiêu chuẩn có sẵn’ style=’steelblue’ collapse_link=’true’]
Tạo mới Project: File => New => Project
Trong phần Project Templates chọn loại PCB cần thiết kế như PCI, PCMCIA, EU…
Hoặc có thể tự tạo mới Template theo yêu cầu sau đó dùng lại.
[/spoiler]
[spoiler title=’Phủ đồng (Polygon) cho mạch in (Altium 14)’ style=’green’ collapse_link=’true’]
Lên phiên bản 14, Altium có 1 chút thay đổi khi đổ đồng (Phủ đồng – Polygon) cho mạch, đó là:
Nhấn P G để mở tùy chọn polygon
+ Chọn hình thức phủ (Hatched – Lưới, Solid – Kín..)
+ Chọn kết nối lớp phủ đến net nào đó hay không.
+ Chọn Layer muốn phủ đồng.
+ Nên đặt tên cho lớp phủ để dễ quản lý.
Chú ý thêm nữa đó là nhớ tick vào tùy chọn Is Poured dưới cùng, sau đó nhấn OK.
[/spoiler]
[spoiler title=’Thay đổi kích thước đường dây khi vẽ – add via’ style=’green’ collapse_link=’true’]
Khi đi dây, nhấn TAB hoặc nhấn số 3 để thay đổi kích thước đường dây.
Và nhấn 2 để add Via lên đường dây.
[/spoiler]
[spoiler title=’Viết chữ có gạch ngang trên đầu’ style=’blue’ collapse_link=’true’]
Để viết chữ có gạch ngang trên đâu thì viết theo cú pháp sau:
C\H\U\ C\O\ G\A\C\H\ N\G\A\N\G\ T\R\E\N\ D\A\U\
[/spoiler]
[spoiler title=’Vạch phân cách giữa các khối mạch trong Sơ đồ nguyên lý’ style=’orange’ collapse_link=’true’]Dùng Line, sau đó chọn style trong mục Option (Click phải vào đường Line vừa vẽ, chọn Properties)[/spoiler]
[spoiler title=’Xóa nhanh đường mạch (Net)’ style=’brown’ collapse_link=’true’]
Khi muốn xóa đường mạch thì chúng ta phải nhấn vào từng đoạn của net đó rồi xóa, như vậy rất mất thời gian.
Cách nhanh hơn là dùng phím tắt U (Ở đây có nhiều tùy chọn):
+ All: Xóa toàn bộ đường mạch của toàn mạch
+ Net: Xóa những đường mạch có cùng tên.
+ Connection: Xóa đường nối giữa 2 chân linh kiện của 1 net (Không phải toàn bộ net)
[/spoiler]
[spoiler title=’Ẩn phần 3D (gạch chéo màu tím) của linh kiện khi đi dây trong PCB’ style=’purple’ collapse_link=’true’]Nhấn phím tắt O D, sau đó tick chọn Hidden trong phần 3D Bodies.[/spoiler]
[spoiler title=’Ẩn các thành phần (Net, Track, Via, Polygon)’ style=’cyan’ collapse_link=’true’]
Sau khi đổ đồng xong hết rồi, bạn muốn tạm thời ẩn lớp đổ đồng đi để nhìn rõ đường mạch?
Nhấn O D để mở cửa sổ View Configurations. Tại cửa sổ này, tại tab Show/Hide, tick chọn Hidden trong box Polygons sau đó nhấn OK.
Chuyển về Final nếu như bạn muốn hiện lại thành phần đã ẩn.
Tại đây, bạn có thể điều chỉnh với hầu hết các thành phần khác như Vias, Strings, Tracks, Pads….
[/spoiler]
[spoiler title=’Tìm kiếm linh kiện từ SCH sang PCB và ngược lại? (Chế độ Cross Mode)’ style=’lime’ collapse_link=’true’]
Ở chế độ này, bạn select chọn linh kiện bên SCH thì linh kiện đó bên PCB sẽ sáng lên và ngược lại. Thích hợp khi tìm kiếm linh kiện trên cách mạch phức tạp.
Để sử dụng chế độ này, trước hết bạn mở 2 file SCH và PCB lên, chọn chế độ xem Split Vertical để màn hình chia đôi ra hiển thị cả SCH và PCB cùng lúc.
Nhấn Tools trên thanh công cụ và tick chọn Cross Select Mode.
[/spoiler]
[spoiler title=’Hiển thị Layer ở dạng trong suốt’ style=’steelblue’ collapse_link=’true’]
Trong phần vẽ PCB, chọn Altium Transparent 2D
[/spoiler]
[spoiler title=’Hiện rõ đường mạch khi xem mạch ở chế độ 3D’ style=’default’ collapse_link=’true’]
Với 1 số phiên bản, khi chuyển sang view ở dạng 3D thì có thể các bạn không thể nhìn thấy đường dây trên board dù chỉ mờ mờ.
Xử lý như sau:
Nhấn L để hiện ra bảng tùy chọn, trên góc trên bên phải tại mục Select PCB View Configuration chọn màu nền cho PCB.
Trong khung Colors and Visibility điều chỉnh độ trong suốt bằng 2 thanh slider
+ Top Solder Mask (Lớp phủ mặt TOP)
+ Bottom Solder Mask (Lớp Phủ mặt BOTTOM)
[/spoiler]
[spoiler title=’Cách xoay mạch trong chế độ 3D’ style=’green’ collapse_link=’true’]Nhấn giữ Shift và chuột phải đến khi hiện ra quả cầu tròn tròn, sau đó rê chuột.[/spoiler]
[spoiler title=’Phím tắt nhanh khi xem 3D’ style=’blue’ collapse_link=’true’]
Phím số 0: View mạch 0 độ.
Phím số 9: Mạch xoay 90 độ.
Phím số 8: Góc nhìn xiên 45 độ.
Phím V D: Kéo zoom cho khớp màn hình.
Phím V B: Lật mạch.
[/spoiler]
[spoiler title=’Lỗi vòng tròn trắng trong PCB (Altium bản 14)’ style=’orange’ collapse_link=’true’]
Kéo linh kiện vào vùng PCB là hết lỗi. Đây chỉ là cảnh báo, in ra sẽ không có những vòng tròn này.
[/spoiler]
[spoiler title=’Bo tròn đường mạch những nơi gặp pad, via’ style=’brown’ collapse_link=’true’]
Dạng này được dân gian gọi là tạo đường mạch hình giọt nước giúp đường mạch trông mềm mại hơn, tăng khả năng bám thiếc khi hàn.
Sau khi đi dây xong, nhấn T E trong giao diện PCB, sau đó tùy chọn mức độ bo tròn rồi nhấn OK.
[/spoiler]
[spoiler title=’Thay đổi chế độ lưới (Grid)’ style=’purple’ collapse_link=’true’]
Trong SCH: nhấn O P để vào phần tùy chọn điều chỉnh hiển thị Grid.
Trong PCB: nhấn Ctrl+G để vào phần tùy chọn điều chỉnh hiển thị Grid.
[/spoiler]
[spoiler title=’Lỗi màu xanh lá cây do sai luật Clearance’ style=’cyan’ collapse_link=’true’]
Đây là cảnh báo cho biết bạn đang gặp lỗi do vi phạm thông số Clearance đã cài đặt. Có thể do đường mạch gần nhau quá, điều chỉnh lại đường mạch hoặc set Clearance nhỏ hơn.
Để tắt màu xanh đi bạn nhấn L, nó hiện ra 1 bảng, Chọn bảng Altium Standard 2D, bỏ tích ở ô màu Xanh (DRC Error Makers).
Muốn nhanh thì ấn T M để tắt tạm thời nhưng di chuyển linh kiện là lại hiện lên. Chú ý rằng nên xem xét lại khi xuất hiện lỗi này để tránh sơ sót trên sản phẩm khi bạn thi công thực tế.
[/spoiler]
[spoiler title=’Điều chỉnh thông số nhiều linh kiện 1 lúc’ style=’steelblue’ collapse_link=’true’]
Điều chỉnh thông số nhiều linh kiện 1 lúc:
– Select một vài linh kiện
– Click Chuột phải chọn Find Similar Object hoặc Shift + F rồi nhấn vào 1 linh kiện bất kì sẽ ra 1 bảng
– Trong mục Object Kind chọn Any
– Mục Selected chọn Same > OK
– Đồng thời các linh kiện đã Select sẽ nổi rõ, linh kiện khác sẽ mờ
– Tại đây có thể thay đổi Property của các linh kiện này như Footprint, Layer, Show/Hide name….
Sau khi đã thay đổi xong, muốn tất cả hiện rõ trở lại thì lặp lại bước Find Similar Object nhưng để tất cả là Any
Hoặc:
Bạn muốn thay đổi thuộc tính cho một nhóm linh kiện thì đầu tiên là chọn nhóm đó, sau đó nhấn phím tắt là F11 sẽ hiện ra bảng Inspector
[/spoiler]
[spoiler title=’Điều chỉnh nhanh kích thước đường mạch (Net) đã vẽ’ style=’lime’ collapse_link=’true’]
Sau khi vẽ xong các đường mạch, vì 1 lý do nào đó bạn muốn đường mạch đã vẽ to ra hoặc nhỏ đi 1 chút nhanh chóng thì bạn cần sử dụng tính năng điều chỉnh hàng loạt (Find Similar Object)
Nhấn Shift + F rồi chọn đường mạch mà bạn cần điều chỉnh.
Nhấn chọn Same tại đối tượng NET mà bạn cần điều chỉnh sau đó nhấn OK để mở ra cửa sổ Inspector.
Thay đổi theo kích thước mà bạn muốn.
Cách này cũng sử dụng tương tự để có thể thay đổi thuộc tính của 1 loạt đối tượng nào đó
[/spoiler]
[spoiler title=’Tạo Logo riêng với Altium’ style=’default’ collapse_link=’true’]Logo được tạo là file .bmp (Các bạn có thể chuyển từ các định dạng ảnh khác sang)
Tải bộ script của Altium Link Fshare
Chạy Script PCB Logo Creator tìm trong thư mục cài đặt của altium Scripts\Delphiscript Scripts\PCB\PCB Logo Creator
Chọn file PCBLogoCreator.PRJSCR => nhấn Open. Trong cửa sổ Select Item To Run, chọn RunConverterScript => OK
Nhấn Load để lấy hình ảnh làm Logo, sau đó nhấn Convert để bắt đầu quá trình chuyển đổi.
[/spoiler]
[spoiler title=’Tạo lỗ khoan thủ công cho vít, đế tản nhiệt’ style=’green’ collapse_link=’true’]
Nhấn P P để lấy 1 pad, đặt pad này vào vị trí cần tạo lỗ khoan. Double click vào pad này để điều chỉnh kích thước lỗ khoan.
[/spoiler]
[spoiler title=’Chừa lại khoảng trống không phủ xanh để tráng thiếc’ style=’blue’ collapse_link=’true’]
Bạn đã từng nhìn thấy trên 1 board mạch, có đường mạch người ta không phủ xanh mà lại phủ lên 1 lớp thiếc. Việc này nhằm giúp đường mạch đó tải dòng cao hơn. Vậy người ta làm việc đó như thế nào?
Khi bạn vẽ mạch, bạn để ý rằng layer có tên là *Paste (Top Paste, Bottom Paste..) hoặc *Solder (Top Solder, Bottom Solder…), những layer này sẽ quyết định việc vùng nào có được phủ xanh hay không.
Thông thường khi không tác động gì vào layer này thì toàn bộ mạch sẽ được phủ xanh, tuy nhiên nếu bạn vẽ bất cứ hình – đường nét nào đó tại layer này thì vùng bạn vẽ ra đó sẽ không được phủ xanh.
Sau khi thi công mạch, những vùng không được phủ xanh này sẽ được phủ thiếc lên. Muốn để 1 NET nào đó được phủ thiếc, bạn cứ việc vẽ 1 LINE đè lên line có sẵn.
[spoiler]
[spoiler title=’Lỗi không view được hình dáng 3D linh kiện’ style=’orange’ collapse_link=’true’]
Sau khi bạn đã ADD thành công file 3D (STEP) của linh kiện có sẵn vào thư viện PCB, đã view 3D thành công khi mở file thư viện ở chế độ 3D. Bạn đã lưu đầy đủ các thành phần nhưng khi sử dụng linh kiện vào mạch của mình thì vẫn không thấy được dạng 3D của linh kiện đã thêm thành phần 3D.
Tôi nghĩ vấn đề này xảy ra do các liên kết giữa thư viện nguyên lý (SCH) và thư viện footprint (PCB) của linh kiện tương ứng khi bạn chỉnh sửa chưa được cập nhật, việc thay đổi mới chỉ diễn ra trong file PCB Lib.
Để khắc phục vấn đề này, bạn chỉ cần xóa bỏ liên kết đến thư viện PCB trong thư viện SCH và thêm lại liên kết này. Và lúc này việc cập nhật sẽ đầy đủ hơn.
Add lại liên kết giữa thư viện nguyên lý và footprint.
Hết bước này là bạn lại có thể sử dụng thư viện như bình thường.
[/spoiler]
[spoiler title=’Phủ sơn xanh cả via’ style=’brown’ collapse_link=’true’]
Nhấn chuột phải vào lỗ via bất kỳ: Chọn Find Simmilar Object -> Chọn đối tượng lỗ via -> Apply -> OK.
Hiện ra bảng PCB Inspector – > Đánh dấy chon vào Solder Mark Tenting Top và Solder Mark Tenting Bottom.
[/spoiler]
[spoiler title=’Nhúng hình ảnh, chữ vào PCB dùng OLE’ style=’purple’ collapse_link=’true’]
OLE viết tắt từ Object Linking and Embedding. Tính năng mới này có từ Altium 15, hỗ trợ người dùng nhúng các đối tượng vào PCB 1 cách dễ dàng hơn so với việc dùng script như ở các phiên bản trước.
Thông thường ở các phiên bản khác của Altium Designer để copy một một dung, vào trong PCB mọi người chỉ cần copy đơn giản sau đó vào PCB, chọn lớp cần chèn nội dung và ấn Ctrl+V rồi đặt vào vị trí mong muốn.
Sử dụng:
Tại toolbar Place > Object From File
Chọn đến file cần nhúng vào. Có thể nhúng các định dạng của excel như CSV, XLS, định dạng của văn bản như TXT, định dạng ảnh 8 Bit như BMP, JPEG.
Tuy nhiên qua sử dụng thấy chức năng này không ổn định lắm với nguồn là file ảnh. Vậy nên để ổn nhất thì khi nhúng file hình ảnh, chúng ta cứ dùng script với file nào không nhúng được là OK. 😀
[/spoiler]
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: internet. Thủ thuật Altium
- Trang hỗ trợ getlink: Click Here |
- Các bạn nên dùng Winrar bản mới nhất để giải nén file tải về hoặc dùng phần mềm tạo ổ ảo như Virtual Clonedrive để mở file .iso nhé! |
- Mọi thắc mắc, giao lưu, hỏi đáp, các bạn vui lòng nhắn với mình qua biểu tượng chat phía dưới góc phải màn hình hoặc Zalo: 0886.311.622 nhé! |
Chúc các bạn thành công! |